TƯ DUY TRONG CONTENT BÁN HÀNG (P2)
TƯ DUY TRONG CONTENT BÁN HÀNG (P2)
Tư duy Marketing 7Ps trong content bán hàng
Marketing 7Ps bao gồm: Product, Price, Promotion, Places, People, Process, Philosophy.
Hãy áp dụng Marketing 7Ps này vào content bán hàng, đó chính là cách bạn viết content hướng khách hàng (KH) đến các yếu tố đó. Nếu hướng được 7Ps đến KH thì họ sẽ khao khát mua sản phẩm của bạn.
TƯ DUY TRONG CONTENT BÁN HÀNG (P1)
-
Product
Product là cách viết content bán hàng nêu bật lên giá trị sản phẩm của bạn mang lại cho KH, khi KH đọc thấy được giá trị sản phẩm thì họ sẽ mua hàng thôi. Giá trị sản phẩm là những thứ hữu ích hoặc quan trọng hoặc thỏa mong muốn đối với KH.
Ví dụ về content bán hàng cho sản phẩm đồ chơi gỗ của trẻ em. Để KH mua nó thì KH phải thấy được giá trị của nó mang lại cho họ là gì. Có những sản phẩm đơn giản không cần nói ra người ta mặc định biết đến. Điều đó dẫn đến một hiểu biết sai lầm là chỉ cần đưa sản phẩm cho khách xem là được, dẫn đến content viết ra không bán được hàng.
Ta phân tích được giá trị của đồ chơi gỗ cho trẻ em như sau:
Bộ đồ chơi sẽ giúp rèn luyện đôi tay khéo léo và linh hoạt vì phải điều khiển con rối làm nhiều động tác khác nhau. Càng chơi món đồ chơi này thì tay chân càng khéo léo
Giúp bé phát huy khả năng tư duy và sáng tạo khi tìm cách tạo ra những động tác cho con rối để thắng đối phương: như đánh, đỡ, hoặc múa
Bộ đồ chơi có thể dùng để chơi dùng anh chị em trong nhà, điều này sẽ giúp tăng khả năng giao tiếp, biểu đạt cảm xúc. Tình cảm anh chị em sẽ thân thiết hơn sau khi chơi món đồ chơi này (so với ipad mỗi người cầm một cái chơi thì cái này có lợi hơn nhiều)
Đối với Product: Khi KH hiểu được giá trị sản phẩm mang lại họ sẽ bắt đầu cân nhắc đến việc sở hữu nó.
-
Price
Price là cách viết content bán hàng mà chứng minh được mức giá sản phẩm của bạn là mức giá hợp lý, là giá hời đối với KH…khi đó họ sẽ bắt đầu suy nghĩ việc mua nó.
Nếu giá rẻ nhất thì đơn giản cần chỉ ra KH chỉ bỏ một số tiền ít nhất trong một lần mua.
Nếu giá cao thì bạn cần phân tích xem nhìn từ khía cạnh nào thì nó rẻ hơn. Ví dụ mức giá bán 1 triệu đồng, xài được 5 năm vì sản phẩm tốt, trung bình mỗi năm tốn 200K. So sánh với mặt hàng khác chỉ 500K nhưng chỉ xài được 2 năm, trung bình mỗi năm tốn 250K, rõ ràng là mắc hơn so với sản phẩm của mình.
Bạn cũng có thể so sánh mức giá khách bỏ ra với mức chi phí họ tiết kiệm được nhờ sản phẩm của bạn mang lại hoặc số tiền mà khách sẽ kiếm được từ ích lợi sản phẩm bạn mang lại.
-
Promotion
Promotion là các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, là cách để quảng bá được đưa vào content bán hàng.
Bạn có thể ghi thêm khuyến mãi, như mua 2 tặng 1, mua cái này tặng thêm cái kia, đó chính là động lực thúc đẩy KH quyết định mua hàng.
Những lời feedback từ KH – bạn cũng có thể dùng lời nói của một người khác nói tốt về bạn. Bạn nói tốt về bạn thì ít ai tin, nhưng nếu khách nói tốt, hoặc một người nổi tiếng có ảnh hưởng nói tốt thì lập tức người ta sẽ tin ngay.
-
Places
Place là cách phân phối, điểm bán hàng, hệ thống đại lý. Bạn hãy giải thích trong content bán hàng như thế nào cho KH hiểu là mua chỗ bạn sẽ tiện lợi hơn nhờ hệ thống phân phối chuyên nghiệp, nhanh gọn, điểm bán rộng khắp thị trường…
Nếu bạn bán ở địa phương, thì bạn có thể có lợi thế hơn so với các đối thủ khác ở thời gian giao hàng cực nhanh, khách có thể tiếp cận trực tiếp xem hàng, đổi trả, dễ dàng và tiện lợi. Hệ thống phân phối nhiều cũng thể hiện sức mạnh về tài chính, đầu tư khiến khách tin tưởng hơn
Vào những mùa mưa KH thường sẽ lười ra đường nên mua online sẽ có lợi thế hơn so với mua tại cửa hàng, siêu thị.
-
People
People ở đây được hiểu như nhân sự, người làm ra sản phẩm, dịch vụ có ảnh hưởng đến chất lượng của nó.
Kỹ năng càng tốt thì dẫn đến chất lượng càng tốt. Ví dụ có nhiều KH thường hay hỏi:
“Bạn có bao nhiêu năm chạy ads? Bạn từng làm lĩnh vực này chưa?”
Thương hiệu cá nhân của người đó cũng ảnh hưởng đến sự thu hút KH. Ví dụ quán ăn của nghệ sĩ hài Hoài Linh sẽ thu hút khách hơn của một người khác nếu các yếu tố khác giống nhau. Yếu tố này có tác dụng mạnh đối với các ngành dịch vụ và thường ít có tác dụng đối với các ngành sản phẩm.
Trong content bán hàng bạn cần chứng minh được kỹ năng, trình độ của nhân sự / nhà sản xuất như đưa ra bằng cấp, giải thưởng, số năm kinh nghiệm, hoặc chỉ ra nhân sự là người đã làm thành công một dự án, một sản phẩm khác mà nhiều người đều biết hoặc chỉ ra nhân sự là người đã có uy tín, thương hiệu.
-
Process
Process là quy trình, nó có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Một doanh nghiệp có quy trình làm việc bài bản chuyên nghiệp thì thường tạo ra sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
Vì vậy trong content bán hàng bạn cần nêu ra sự chuyên nghiệp trong quy trình làm việc, có thể nhiều công đoạn, hoặc mô tả chi tiết một công đoạn nhưng minh chứng được sự chuyên nghiệp của bạn.
Ví dụ để viết một content tốt thì thường tác giả Bảo Kiếm của cuốn Content Chân Kinh thường làm theo 7 bước như sau:
Tìm hiểu sản phẩm → phân tích SWOT → phân tích đối tượng và thấu hiểu customer insight → lên ý tưởng → viết bài → kiểm tra tính thu hút ( xem khách có muốn đọc hết bài không) → kiểm tra tính marketing ( đọc xong có muốn mua hàng không) → release.
-
Philosophy
Philosophy là triết lý, quan niệm sống của doanh nghiệp trong kinh doanh. Ví dụ nếu bạn kinh doanh mà muốn mang giá trị đến cho cộng đồng và cam kết lợi nhuận còn lại đều đi làm từ thiện, thì mọi người sẽ ủng hộ bạn. Đứng trước 2 thương hiệu, thương hiệu nào có philosophy nhiều người kính phục hơn thì thương hiệu đó sẽ được ủng hộ hơn. Nếu không có philosophy nào thì bạn chỉ cần bỏ qua phần này
-
Phép lặp trong content bán hàng
Thế giới này là những phep lặp, sự lặp lại ngày và đêm, lặp lại xuân – hạ – thu – đông, lặp lại sinh – lão – bệnh – tử. Sự lặp lại ngày và đêm giúp con người lớn lên, cây sinh trưởng. Sự lặp lại sinh – lão – bệnh – tử tạo nên nhiều thế hệ trẻ sáng tạo hơn, năng động hơn. Lặp lại vòng quay bánh xe sẽ giúp xe di chuyển.
Việc lặp lại âm trong câu tạo nên vần nên thơ, dễ đọc dễ hiểu. Lặp lại cấu trúc câu tạo nên phép sóng đôi dễ chạm đến trái tim người xem.
—
Vậy để tạo nên content bán hàng hay hơn bạn cần lặp lại trong khi viết. Điều cần thiết là phải cho ra được 1 content trong thời gian cho trước, nếu content không hay, không đạt thì hãy viết lại một lần nữa, làm như vậy cho đến khi nào bạn viết được một content hay. Đừng vì bí ý tưởng mà không cho ra một content nào. Nếu lặp lại nhiều lần viết mà vẫn không đạt? Hãy quay lại từ đầu tìm hiểu lại sản phẩm, phân tích marketing 7Ps lại từ đầu và lại viết tiếp.
—
Như vậy để làm content bán hàng hay chỉ cần áp dụng phép lặp: lặp âm, lặp từ, lặp cấu trúc câu, lặp lại tư duy trước trong và sau khi làm content, lặp lại quy trình, lặp lại một content mới cho một mục tiêu cũ.
TẠO CẢM XÚC CONTENT BÁN HÀNG – SẼ LÀM TĂNG HÀNH VI MUA HÀNG?